Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Lịch sự kiện và tin vắn về chứng khoán ngày 6/1

BCG - CTCP Bamboo Capital - CTCP Thành Vũ Tây Ninh, cổ đông lớn đăng ký bán ra 5 triệu cổ phiếu BCG từ ngày 10/1 đến 08/2 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, Thành Vũ Tây Ninh sẽ giảm sở hữu tại BCG xuống còn 5,89 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,45%. Trước đó, từ ngày 02/12/2016, Thành Vũ Tây Ninh cũng đã đăng ký bán ra 7 triệu cổ phiếu BCG, nhưng kết quả chỉ bán được 2 triệu cổ phiếu, qua đó chỉ còn nắm giữ 10,89 triệu cổ phiếu BCG.
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 6/1

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Tin doanh nghiệp
PGD - CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam - HĐQT đã thông qua việc điều chỉnh kế hoạch năm 2016. Cụ thể, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được công ty điều chỉnh tăng từ 137 tỷ đồng lên 235 tỷ đồng. Theo đó, lãi sau thuế cũng điều chỉnh từ hơn 109,6 tỷ đồng lên 188 tỷ đồng.
VHC - CTCP Vĩnh Hoàn - Dự kiến doanh thu năm 2016 đạt mức 7,214 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ước 550 tỷ đồng, tăng 70% so năm 2015 và vượt 57% kế hoạch đề ra. VHC đặt kế hoạch năm 2017 với việc xuất khẩu các sản phẩm cá tra ở mức 285 triệu USD, tăng 15%. Công suất chế biến tăng 20%, tự chủ nguồn nguyên liệu ở mức 60%. Công ty cũng đẩy mạnh bán các sản phẩm giá trị gia tăng nhằm đạt doanh số 5 triệu USD.
SDP - CTCP Đầu tư & Thương mại Dầu khí Sông Đà - Đã thông qua kết quả thực hiện của các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2016 với doanh thu chỉ đạt gần 461 tỷ đồng, trong khi mục tiêu kế hoạch đến 673 tỷ đồng, chỉ thực hiện 68% và giảm 35% so với năm 2015. Chỉ tiêu lãi trước thuế cũng chỉ thực hiện 80% kế hoạch năm khi đạt hơn 8 tỷ đồng.
CII - CTCP ĐT Hạ tầng Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh - Đã chính thức phát hành trái phiếu chuyển đổi cho quỹ Rhinos Asset Management (RAM) và thu về 40 triệu USD. Với việc huy động thành công 40 triệu USD từ trái phiếu chuyển đổi này đã tạo nguồn vốn với lãi suất vay thấp (1%/năm trên USD) để CII triển khai hoàn tất dự án BT Hạ tầng Thủ Thiêm.
GTN - CTCP GTN Foods - Thông báo đã mua thêm hơn 36,18 triệu cổ phần của Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico). Qua đó, GTN đã nâng sở hữu tại Vilico từ hơn 4,83 triệu cổ phần, tỷ lệ 7,67% lên 41 triệu cổ phần, tỷ lệ 65%, và trở thành Công ty mẹ của Vilico.
GAS - Tổng Công ty Khí Việt Nam - Đã chấp thuận chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất tại Vũng Tàu cho CTCP CNG Việt Nam để làm trụ sở làm việc với giá không thấp hơn giá trị thẩm định tại Chứng thư thẩm định số 009/BĐS.16NVC ngày 13/10/2016.
SJS - CTCP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà - Ngày 19/1 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2015, ngày đăng ký cuối cùng là 20/1. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/2.
SRF - CTCP Kỹ Nghệ Lạnh - HĐQT đã thông qua kế hoạch sản xuất năm 2017 với các chỉ tiêu doanh thu 1.700 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 77 tỷ đồng. Ngoài ra, SRF cũng dự kiến chi trả cổ tức năm 2016 theo tỷ lệ 20% bằng tiền mặt và thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:1.
DAG - CTCP tập đoàn Nhựa Đông Á - Ngày 13/1 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2015, ngày đăng ký cuối cùng là 16/1. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 24/2.
MAC - CTCP Cung ứng và dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải - Ngày 13/1 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 16/1. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 23/1.
SJ1 - CTCP Nông nghiệp Hùng Hậu - Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 với chỉ tiêu doanh thu 1.149 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 51 tỷ đồng, cổ tức ở mức 17%. Ngoài ra, Đại hội cũng thông qua phương án phát hành hơn 627.000 cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng tỷ lệ 6% và chào bán ra thêm hơn 10,45 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu với giá 13.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý I và quý II/2017.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
CII - CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp. HCM - CTCP Đầu tư Tân Tam Mã, cổ đông lớn đã bán ra 8,9 triệu cổ phiếu CII từ ngày 07/12/2016 đến 05/1/2017 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, Tân Tam Mã đã giảm sở hữu tại CII từ 15 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,22% xuống còn 6,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,53%, và không còn là cổ đông lớn của CII.
NLG - CTCP Đầu tư Nam Long - Pyn Elite Fund (Non – Ucits), cổ đông lớn đã mua vào gần 1,4 triệu cổ phiếu NLG. Qua đó, cổ đông này đã nâng sở hữu tại NLG từ hơn 7,17 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,05% lên 8,56 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,03%, thay đổi có hiệu lực từ ngày 03/1.
DAH - CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á - Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT đã mua vào 1 triệu cổ phiếu DAH từ ngày 22/12/2016 đến 27/12. Sau giao dịch, ông Thanh đã nâng sở hữu tại DAH lên 6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 17,54%. Một lãnh đạo khác của DAH là ông Nguyễn Văn Thảo, Thành viên HĐQT DAH cũng đã mua vào 1 triệu cổ phiếu DAH để nâng sở hữu lên 4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 11,7%.
HCM - CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - Tổ chức nước ngoài Greystanes Limited đã bán toàn bộ 1.907.017 cp (tỷ lệ 1,5%). Giao dịch thực hiện ngày 3/1/2017.
DRC - CTCP Cao su Đà Nẵng - Tổ chức nước ngoài Greystanes Limited đã bán toàn bộ 1.016.257 cp (tỷ lệ 0,86%) đang sở hữu. Giao dịch thực hiện ngày 3/1/2017.
JVC - CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật - Tổ chức Pyn Elite Fund (Non – Ucits) đã mua 1.172.690 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 8.027.890 cp (tỷ lệ 7,14%). Giao dịch thực hiện từ 1/12/2016 đến 3/1/2017.
AAA - CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát - Ông Nguyễn Xuân Hà, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 211.360 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 3.854.610 cp (tỷ lệ 6,77%). Giao dịch thực hiện ngày 3/1/2017.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
BCG - CTCP Bamboo Capital - CTCP Thành Vũ Tây Ninh, cổ đông lớn đăng ký bán ra 5 triệu cổ phiếu BCG từ ngày 10/1 đến 08/2 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, Thành Vũ Tây Ninh sẽ giảm sở hữu tại BCG xuống còn 5,89 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,45%. Trước đó, từ ngày 02/12/2016, Thành Vũ Tây Ninh cũng đã đăng ký bán ra 7 triệu cổ phiếu BCG, nhưng kết quả chỉ bán được 2 triệu cổ phiếu, qua đó chỉ còn nắm giữ 10,89 triệu cổ phiếu BCG.
HQC - CTCP Tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân - CTCP Đầu tư xây dựng phát triển Nhà Bảo Linh, cổ đông có liên quan đến ông Trần Thái Sơn, Phó tổng giám đốc, đăng ký bán toàn bộ 16,2 triệu cổ phiếu HQC sở hữu, tỷ lệ 3,8% từ ngày 10/1 đến 08/2 theo phương thức thỏa thuận.

Áp lực khi chốt lời tăng mạnh về cuối phiên, VnIndex hụt mốc 680 điểm vào “phút 90”

Nhóm cổ phiếu thủy sản, tiêu biểu là VHC đang tăng điểm khá tốt sau thông tin lợi nhuận công ty mẹ ước đạt 505 tỷ đồng trong năm 2016.
Trong phiên hôm nay, SAB và các cổ phiếu ngân hàng VCB, BID, CTG, ACB,…là động lực thúc đẩy đà tăng điểm của thị trường.
Áp lực chốt lời tăng mạnh về cuối phiên, VnIndex hụt mốc 680 điểm vào “phút 90”
Phiên giao dịch buổi chiều diễn ra hết sức sôi động và có thời điểm chỉ số VnIndex tăng 8 điểm. Tuy vậy, áp lực chốt lời bất ngờ gia tăng về cuối phiên đã khiến các chỉ số thu hẹp đà tăng điểm. Đóng cửa phiên giao dịch, VnIndex chỉ còn tăng 3,99 điểm (0,59%) lên 679,8 điểm; Hnx-Index tăng 0,76 điểm (0,93%) lên 82,08 điểm; Upcom Index tăng 0,1 điểm (0,18%) lên 54,32 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường được cải thiện đáng kể với 155 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 3.260 tỷ đồng.
Trong phiên hôm nay, SAB và các cổ phiếu ngân hàng VCB, BID, CTG, ACB,…là động lực thúc đẩy đà tăng điểm của thị trường. Bên cạnh đó, các cổ phiếu tài chính như BVH, BMI, HCM, SSI…cũng có phiên giao dịch khá sôi động.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu thép, đặc biệt là HPG, HSG đã chịu áp lực chốt lời mạnh về cuối phiên và giảm điểm. Trên Upcom, các cổ phiếu lớn như HVN, VGT, MCH cũng đồng loạt giảm điểm. Tuy nhiên, sự tích cực của BHN đã giúp Upcom giữ được sắc xanh.

Về cuối buổi sáng, dòng tiền bất ngờ đổ mạnh vào thị trường khiến các chỉ số đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, chỉ số VnIndex tăng 7,45 điểm (1,1%) lên 683,26 điểm; Hnx-Index tăng 0,68 điểm (0,83%) lên 82 điểm. Tuy nhiên, Upcom Index vẫn giảm 0,16 điểm (0,29%) do ảnh hưởng bởi VGT và MCH dù BHN tăng khá mạnh.
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt hơn 80 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 1.653 tỷ đồng. Trong đó SAB, MSN là những cổ phiếu có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý.
Đà tăng thị trường trong phiên sáng nay lan tỏa khắp các nhóm cổ phiếu. Trong đó, lực tăng mạnh nhất đến từ SAB và các cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID, CTG, STB, ACB, EIB…
Các cổ phiếu ngành tài chính như BVH, HCM, SSI, VND…hay bất động sản, xây dựng như CII, DXG, IJC, KDH, SJS…cũng tăng khá mạnh khiến thị trường trở nên tương đối sôi động.

Thị trường mở cửa phiên cuối tuần với những diễn biến khá tích cực trên các sàn giao dịch. Tại thời điểm 10h10’, chỉ số VnIndex tăng 2,18 điểm (0,32%) lên 677,99 điểm; Hnx-Index tăng 0,68 điểm (0,83%) lên 82,01 điểm. Trong khi đó, Upcom Index giảm nhẹ 0,06 điểm (0,1%) xuống 54,16 điểm.
Tuy nhiên, thanh khoản thị trường vẫn ở mức khá thấp với gần 50 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 825 tỷ đồng.
Hỗ trợ đà tăng thị trường lúc này là nhóm cổ phiếu Bluechips như BVH, CTG, FPT, HPG, HSG, VCB, VIC, VNM, BHN, SAB…Đà tăng của các cổ phiếu vốn hóa lớn cũng lan tỏa ra các nhóm cổ phiếu có tính thị trường hơn như chứng khoán SSI, HCM, VND,…hay bất động sản, xây dựng HBC, DXG, HUT, IJC,…
Cổ phiếu CDO sau chuỗi 22 phiên giảm sàn liên tiếp đã thu hút dòng tiền tham gia “bắt đáy”. Hiện tại, khối lượng khớp lệnh CDO tăng vọt lên 3,7 triệu đơn vị nhưng cổ phiếu vẫn giảm sàn và còn dư bán hơn 5 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thủy sản, tiêu biểu là VHC đang tăng điểm khá tốt sau thông tin lợi nhuận công ty mẹ ước đạt 505 tỷ đồng trong năm 2016.
Trên sàn Upcom, 2 cổ phiếu "nóng" là HVN của Vietnam Airlines và MCH của Masan Consumer đang giảm khá mạnh. Trong đó, HVN giảm 4.000 đồng và MCH giảm hơn 11.000 đồng.

Chứng khoán của FPT được chấp thuận niêm yết trên HoSE

Lợi nhuận sau thuế quý III/2016 của FPTS đạt hơn 31,48 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu hoạt động tăng 7,7% đạt hơn 199,7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đạt hơn 111 tỷ đồng, tăng 19%.


Với việc niêm yết cổ phiếu lần này, FTS góp tên vào danh sách 22 cổ phiếu chứng khoán đang niêm yết trên 2 sở.
Chứng khoán FPT được chấp thuận niêm yết trên HoSE

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) vừa quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (mã chứng khoán FTS).
Theo đó, HSX chấp thuận niêm yết toàn bộ 90.343.727 cổ phiếu FTS của chứng khoán FPT. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá là 903,44 tỷ đồng.
Trong quý III/2016, doanh thu của công ty đã đạt hơn 62 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu doanh thu, hai mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất là mảng cho vay các khoản phải thu đạt 33 tỷ đồng, giảm 1,2% so với cùng kỳ và mảng doanh thu môi giới đạt hơn 22,3 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Doanh thu tư vấn và doanh thu lưu ký tăng lần lượt 28,8% và 37,5%, nhưng hai mảng này chiếm tỷ trọng thấp.
Lợi nhuận sau thuế quý III/2016 của FPTS đạt hơn 31,48 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu hoạt động tăng 7,7% đạt hơn 199,7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đạt hơn 111 tỷ đồng, tăng 19%.
Với việc niêm yết cổ phiếu lần này, FTS góp tên vào danh sách 22 cổ phiếu chứng khoán đang niêm yết trên 2 sở. Hiện, trong số những cổ phiếu chứng khoán đang niêm yết chỉ có 4-5 mã cổ phiếu có giá trên mệnh giá, rất nhiều cổ phiếu đang có giá mức “trà đá” dưới 5.000 đồng/cp.

Khối ngoại tập trung vào mua ròng Sabeco trong phiên cuối tuần

HUT là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với 8,59 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top mua ròng của khối ngoại lần lượt là SHB (3,76 tỷ đồng), PVS (2,74 tỷ đồng), SIC (2,21 tỷ đồng), DBC (0,55 tỷ đồng).


SAB là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 108,06 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, SAB giao dịch khá tích cực và tăng 8.900 đồng (4,5%) lên 206.000 đồng.
Khối ngoại tập trung mua ròng Sabeco trong phiên cuối tuần
Phiên giao dịch cuối tuần khép lại với những diễn biến khá tích cực khi các chỉ số đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, VnIndex tăng 3,99 điểm (0,59%) lên 679,8 điểm; Hnx-Index tăng 0,76 điểm (0,93%) lên 82,08 điểm; Upcom Index tăng 0,1 điểm (0,18%) lên 54,32 điểm.
Trên HSX, khối ngoại đã bán ròng 808 nghìn cổ phiếu trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, xét về giá trị thì họ đã mua ròng 110,68 tỷ đồng.
SAB là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 108,06 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, SAB giao dịch khá tích cực và tăng 8.900 đồng (4,5%) lên 206.000 đồng.
Xếp tiếp theo trong top mua ròng của khối ngoại lần lượt là VNM (20,87 tỷ đồng), SSI (16,71 tỷ đồng), VCB (10,57 tỷ đồng), GTN (9,96 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, HPG đứng đầu danh sách bán ròng với 13,53 tỷ đồng và cổ phiếu này giảm 700 đồng (1,6%) trong phiên hôm nay. Top 5 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất phiên còn có DXG (12,43 tỷ đồng), DPM (6,56 tỷ đồng), ITA (6,5 tỷ đồng), KBC (6,42 tỷ đồng).
Trên HNX, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp với 1,69 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 14,74 tỷ đồng.
HUT là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với 8,59 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top mua ròng của khối ngoại lần lượt là SHB (3,76 tỷ đồng), PVS (2,74 tỷ đồng), SIC (2,21 tỷ đồng), DBC (0,55 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, NTP là cổ phiếu bị bán mạnh nhất với 1,84 tỷ đồng. Ngoài NTP, không cổ phiếu nào trên HNX bị khối ngoại bán ròng quá 1 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Không chỉ bỏ xa Biti's trong ngành da giày mà Thái Bình Shoes còn là một nhà đầu tư chứng khoán siêu hạng

Ông Thuấn cùng vợ là bà Lâm Thị Mai hiện nắm giữ tổng cộng hơn 7 triệu cổ phiếu VPS, tương ứng tỷ lệ 28,66% và là cổ đông lớn thứ 2 tại doanh nghiệp này, sau Vinachem (51%).


    Thái Bình Shoes và ông chủ của mình đã có hàng loạt khoản đầu tư vào Giày Thượng Đình, Đá Núi Nhỏ, Bến xe miền Tây…và thu về khoản lợi nhuận không nhỏ.Không chỉ bỏ xa Biti's trong ngành da giày, Thái Bình Shoes còn là một nhà đầu tư chứng khoán siêu hạng


    Tại Việt Nam, da giày là một trong những ngành sản xuất lớn với kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ đô la mỗi năm. Mặc dù miếng bánh lớn như vậy nhưng các doanh nghiệp trong nước nhìn chung khá lép vế và phần lớn thị phần ngành hiện nằm trong tay các doanh nghiệp FDI Đài Loan, Hàn Quốc.
    Những thương hiệu nội địa lâu năm như Biti’s, Giầy Thượng Đình…cũng chỉ có doanh số đôi ba chục triệu USD mỗi năm, khó có thể xếp vào “chiếu trên” trong ngành. Tuy vậy, không phải không có những cái tên đáng chú ý và nổi lên trong hàng nghìn doanh nghiệp da giày Việt là Thái Bình Shoes (TBS Group), doanh nghiệp hiếm hoi có thể so kè về quy mô với các doanh nghiệp FDI.
    Trong năm 2014, TBS Group đạt trên 5.300 tỷ đồng doanh thu và có lợi nhuận thuộc hàng tốt nhất trong ngành. Còn theo bảng xếp hạng VNR500, TBS Group hiện đứng thứ 144 trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về mặt doanh thu, xếp sau Novaland và đứng trên Hóa dầu Petrolimex (PLC). Với bảng xếp hạng này, có thể ước tính doanh thu năm 2015 của TBS Group vào khoảng 7.000 tỷ đồng.
    Vốn điều lệ TBS Group hiện đạt 770 tỷ đồng, trong đó, ông Nguyễn Đức Thuấn nắm giữ gần 70% cổ phần. Hiện tại, ông Nguyễn Đức Thuấn đang nắm giữ chức vụ chủ tịch HĐQT TBS Group kiêm Chủ tịch Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam.
    Là doanh nghiệp lớn trong ngành da giày Việt Nam, tuy nhiên hoạt động của TBS Group không chỉ bó buộc trong lĩnh vực da giày mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực như thương mại, bất động sản, logistic và thậm chí cả đầu tư tài chính.
    Cổ đông lớn của Giày Thượng Đình
    Năm 2014, TBS Group đã mua vào 930 nghìn cổ phiếu Giày Thượng Đình (GTD) trong đợt phát hành cho nhà đầu tư chiến lược. Lượng cổ phiếu này tương ứng 10% vốn điều lệ Giày Thượng Đình.
    Giá mua không được công bố nhưng sẽ không thấp hơn mức giá thấp nhất trong phiên IPO của Giày Thượng Đình (44.000 đồng). Theo cam kết, TBS Group sẽ không chuyển nhượng số cổ phần mua được trong thời gian tối thiểu 5 năm, tính từ khi CTCP Giày Thượng Đình được cấp phép đăng ký kinh doanh hoạt động dưới hình thức CTCP vào ngày 19/7/2016.
    Ngoài Giày Thượng Đình, TBS Group hiện đang nắm giữ 3,72 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 62,03%) của CTCP Sản xuất thương mại hữu nghị Đà Nẵng (Hunex) – một doanh nghiệp cũng hoạt động trong lĩnh vực da giày.
    Cổ đông lớn thứ 2 của Hunex là CTCP Đầu tư và Xúc tiến thương mại Việt Nam LEFASO với tỷ lệ sở hữu 12,5%. Đáng chú ý, ông Nguyễn Đức Thuấn – chủ tịch TBS Group cũng là chủ tịch CTCP Đầu tư và Xúc tiến thương mại Việt Nam LEFASO.
    Những khoản đầu tư siêu lợi nhuận tại NNC và WCS
    Bên cạnh những khoản đầu tư vào các doanh nghiệp da giày, TBS Group còn có những khoản đầu tư siêu lợi nhuận vào Đá Núi Nhỏ (NNC) hay Bến xe miền Tây (WCS).
    Cụ thể, TBS Group là cổ đông lớn, nắm giữ 1,39 triệu cổ phiếu NNC (tỷ lệ 15,83%) trước thời điểm doanh nghiệp này lên sàn vào năm 2010. Tính đến thời điểm hiện tại, TBS Group vẫn chưa bán ra 1 cổ phiếu NNC nào và tỷ lệ nắm giữ vẫn duy trì ở mức 15,83% nhưng số lượng đã tăng lên 2,6 triệu cổ phiếu do nhiều lần chia thưởng.
    Tính theo thị giá 73.000 đồng/cp (phiên 4/1/2017) thì giá trị khoản đầu tư vào NNC của TBS Group đã tăng 2,35 lần so với thời điểm mới lên sàn năm 2010. Ngoài ra, TBS Group còn nhận về khoảng 56 tỷ đồng tiền cổ tức sau 6 năm NNC lên sàn.
    Những khoản đầu tư siêu lợi nhuận của TBS Group
    Những khoản đầu tư siêu lợi nhuận của TBS Group
    Tương tự như khoản đầu tư vào NNC, TBS Group đã nắm giữ 250.500 cổ phiếu WCS (tỷ lệ 10,02%) từ trước thời điểm doanh nghiệp này lên sàn vào năm 2010.
    Tính theo thị giá hiện tại là 182.000 đồng/cp, khoản đầu tư của TBS Group vào WCS đã tăng gấp 5 lần sau 6 năm. Ngoài ra, TBS Group cũng thu về gần 5 tỷ đồng tiền cổ tức từ việc đầu tư vào WCS trong 6 năm qua.
    Thành viên HĐQT CTCP Thuốc sát trùng Việt Nam
    Hiện tại, ông Nguyễn Đức Thuấn – chủ tịch TBS Group đang nắm giữ chức vụ thành viên HĐQT CTCP Thuốc sát trùng Việt Nam (VPS).
    Ông Thuấn cùng vợ là bà Lâm Thị Mai hiện nắm giữ tổng cộng hơn 7 triệu cổ phiếu VPS, tương ứng tỷ lệ 28,66% và là cổ đông lớn thứ 2 tại doanh nghiệp này, sau Vinachem (51%).
    Ngoài những khoản đầu tư đang nắm giữ trên, trước đây TBS Group từng đầu tư vào Cáp Sài Gòn (CSG) nhưng doanh nghiệp này đã giải thể vào năm 2012. Khi đó, CSG đã thanh toán cho mỗi cổ đông công ty tổng cộng 14.000 đồng/cp, cao hơn thị giá phiên giao dịch cuối cùng (12.200 đồng/cp) và nhận được sự tán thành nhiệt liệt từ phía cổ đông.

    Ngành nào “hot” nhất 2017?

    Hay như trường hợp của DXG, đã tăng khá tốt trong nửa đầu tháng 11-2016 từ 11.500 đồng/CP lên đến hơn 14.000 đồng/CP, nhưng sau đó lại là những phiên điều chỉnh khá mạnh, áp lực bán ra lớn và hiện chỉ còn hơn 12.300 đồng/CP. Có lẽ, nhóm bất động sản và CK đều có chung một vướng mắc đó là vẫn chưa tạo ra được sự hấp dẫn cho các NĐT. Riêng bất động sản, mặc dù chưa tăng nhưng năm nay lại đang có những nhận định tương đối trái chiều nhau về triển vọng của ngành.


    Trong 3 năm gần nhất, mỗi năm TTCK có một ngành “hot” khi CP tăng giá khủng, thanh khoản lớn, tạo ra lợi nhuận cao. Xi măng và đặc biệt là dầu khí đã bùng nổ trong năm 2014, năm 2015 đến lượt CP ngân hàng và nhóm hưởng lợi từ TPP, sang đến 2016 CP thép lại là nhóm có khả năng sinh lời tốt nhất. Vậy năm 2017 sẽ là “thời” của CP nào?
    Ngành nào “hot” 2017?
    Thông thường để một nhóm CP trở nên “hot” sẽ có 3 đặc tính khá rõ ràng:
    1. Đó là xu thế khó khăn của ngành đã rơi xuống đáy và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Tiêu biểu nhất là ngành xi măng 2014 và ngành thép 2016. Ngành thép đã trải qua 2 năm 2014 và 2015 cực kỳ khó khăn khi giá dầu giảm, trong khi xi măng cũng có từng đó năm (thậm chí hơn) không thuận lợi. Nếu như năm 2016, giá thép phục hồi mạnh cùng với đà phục hồi của hàng hóa thế giới, thì xi măng 2014 phục hồi cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản cũng như hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng.
    Cuối năm 2016, thị trường ghi nhận sự phục hồi của nhóm CP ngành cao su với TRC, PHR, DPR… khi giá cao su có xu hướng tăng trở lại. Điều tương tự cũng xuất hiện với nhóm CP than như TC6, TDN, TCS… tuy nhiên đà tăng không duy trì được lâu. Bảo hiểm cũng là nhóm CP tăng giá ấn tượng trong nửa cuối năm 2016, nhưng đà tăng không thể kéo dài được. Một phần CP bảo hiểm cũng không đủ số lượng cũng như hấp lực về mặt thông tin. Mặc dù xét về định giá cũng như tiềm năng trong dài hạn hiện nay, nhiều CP bảo hiểm vẫn rất hấp dẫn. Vấn đề của CP cao su hay than dường như nhóm này chưa bao giờ cho thấy khả năng thuyết phục NĐT trên diện rộng.
    Sự phục hồi của nhóm CP ngân hàng năm 2015 là một minh chứng. Vốn dĩ nhóm CP này một thời được gọi là CP “vua” cả về vốn hóa, thanh khoản, vị thế, vậy nên khi thức giấc sẽ tạo ra cảm giác thân thuộc cho NĐT và dòng tiền không dừng đổ vào. Những ngày đầu năm 2016, giá dầu đã tăng mạnh tạo ra sự kỳ vọng về nhóm dầu khí sẽ lấy lại phong độ như 3 năm trước. Dù vậy, sóng của CP dầu khí năm 2014 có thể ví như sóng thần, mà sóng thần thì không dễ lặp lại trong thời gian ngắn.
    2. Liên quan đến hàng hóa, cả CP dầu khí, ngân hàng lẫn xi măng khi phục hồi mạnh đều có chung đặc điểm, đó là lượng hàng hóa trên thị trường khá “cô đặc” thay vì ở mức độ dàn trải. Nghĩa là mặc dù thanh khoản không thấp, nhưng một thời gian dài lặng sóng, những CP này thường chỉ nằm giới hạn trong một số NĐT nắm giữ với mục tiêu tính bằng năm thay vì lướt sóng kiếm lời. Cũng vì vậy, khi CP đi từ chân sóng đến giữa sóng, dù khá bùng nổ về giá, nhưng lượng cung chốt lời không quá lớn khiến cho lượng CP lưu hành không nhiều, tạo điều kiện cho CP dễ bật lên hơn.
    Từ cuối năm 2016 đến nay, thị trường dành sự chú ý khá nhiều cho 2 CP thuộc hàng lão làng trên sàn là REE và FPT. Đây là 2 CP trải qua một thời gian dài không có nhiều sức bật, đặc biệt là REE. Khi mà nhiều CP khác đã tăng rất mạnh thì REE hay FPT với vị thế của mình bỗng chốc được nhìn nhận là có mức định giá hấp dẫn. REE đã có một loạt phiên tăng tích cực từ 2.2 lên 2.5, FPT từ 4.2 lên 4.5. Đâu đó NĐT có thể kỳ vọng vào một sự phục hồi của nhóm CP “lão làng”, nhưng tiêu chí này dường như không có sự liên quan mật thiết nên khả năng xảy ra vẫn còn là ẩn số.
    Chiếu theo các tiêu chí này, có thể tìm ra một “ứng viên” đó là nhóm CP CK. Đây là nhóm gần như lặng sóng trong cả năm 2016 mặc dù thị trường diễn biến rất thuận lợi. Tất nhiên nhóm CP CK giờ cũng cô đặc khi không còn nhiều người nghĩ đến chuyện có thể lướt sóng CP CK trong ngắn hạn. Dù vậy, khẩu vị của NĐT đã đến lúc “thích” CP CK trở lại hay chưa lại là một ẩn số.
    
Liệu bất động sản có là ngành hot trong năm 2017 trên TTCK?Ảnh: LONG THANH
    Liệu bất động sản có là ngành hot trong năm 2017 trên TTCK?Ảnh: LONG THANH
    3. Chính là yếu tố giá cả, thường thì giá phải ở mức độ rất hấp dẫn cả về định giá lẫn thị giá, một số CP xi măng bùng nổ trở lại khi giá còn dưới mệnh giá 1.0, tương tự là một số CP thép, CP ngân hàng cũng “bùng nổ” khi một số mã chỉ hơn 1.0. Xét trên các yếu tố này, hiện có một số nhóm CP đang có thị giá và cả định giá tương tự như các “bom tấn” thép và xi măng đó là CK và bất động sản.
    Điều khá kỳ lạ là thị trường bất động sản năm 2016 rất tích cực, nhưng CP bất động sản gần như lặng sóng, chỉ bùng nổ ở nhóm xây dựng. Nói đơn cử như DIG, hiện chỉ có giá 7.700 đồng/CP, trong khoảng chục phiên gần đây thanh khoản thường ở mức vài trăm ngàn CP/phiên. DIG cũng có một vài đợt sóng và thu hút các NĐT, tuy nhiên các bước giá không lớn. Và dường như những tín hiệu phục hồi của CP này chưa rõ ràng nên sự bùng nổ là chưa đủ để “hút khách”.
    Hay như trường hợp của DXG, đã tăng khá tốt trong nửa đầu tháng 11-2016 từ 11.500 đồng/CP lên đến hơn 14.000 đồng/CP, nhưng sau đó lại là những phiên điều chỉnh khá mạnh, áp lực bán ra lớn và hiện chỉ còn hơn 12.300 đồng/CP. Có lẽ, nhóm bất động sản và CK đều có chung một vướng mắc đó là vẫn chưa tạo ra được sự hấp dẫn cho các NĐT. Riêng bất động sản, mặc dù chưa tăng nhưng năm nay lại đang có những nhận định tương đối trái chiều nhau về triển vọng của ngành.
    Cao su, than, bất động sản, CK… hay một ngành nào đó sẽ trở thành CP hot? Thực tế, việc dự báo nhóm CP “hot” chưa bao giờ là điều dễ dàng. Mặt khác, cũng không dễ nhìn ra được nhóm CP “hot” ở chân sóng, thông thường các tín hiệu chỉ hiện rõ khi sóng đã đi được một đoạn, tức giá CP tăng từ 50-100%. Và điều khó dự báo nhất chính là “khẩu vị” của thị trường.

    Becamex IJC đã chốt danh sách những cổ đông mua lại cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, giảm 50% vốn điều lệ

    Becamex IJC sẽ mua lại cổ phiếu của cổ đông hiện hữu với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ mua vào 2:1 (mỗi cổ đông nắm giữ 2 cổ phiếu IJC sẽ được Công ty hoàn trả phần vốn góp của 1 CP với giá 10.000 đồng).

    Becamex IJC sẽ mua lại cổ phiếu của cổ đông hiện hữu với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi hiện trên thị trường giá cổ phiếu IJC chưa đến 8.500 đồng/cổ phiếu.
    Becamex IJC đã chốt danh sách cổ đông mua lại cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, giảm 50% vốn điều lệ

    Sau một thời gian khá dài chuẩn bị các thủ tục liên quan việc hoàn trả vốn góp, ngày 18/1 tới đây CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (mã chứng khoán IJC) sẽ chốt danh sách cổ đông để hoàn trả 50% vốn góp theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông.
    Đây là một sự kiện hi hữu trên thị trường chứng khoán khi một công ty quyết định giảm một nửa vốn điều lệ bằng cách mua lại cổ phiếu từ chính cổ đông của mình. Theo quy định, Công ty có thể giảm vốn bằng cách mua cổ phiếu quỹ, sau đó hủy bỏ số lượng cổ phiếu quỹ nói trên. Tuy nhiên, tỷ lệ mua cổ phiếu quỹ tối đa cũng chỉ là 30%, thua xa chỉ tiêu 50% mà Becamex IJC muốn thực hiện.
    Becamex IJC dự kiến hoàn trả tối đa hơn 1.370 tỷ đồng vốn góp, đảm bảo vốn điều lệ tối đa sau hoàn trả không quá 1.370,97 tỷ đồng. Thời gian tạm ngừng lưu ký chứng khoán từ 17/1/2017 đến khi công ty hoàn tất các thủ tục hủy đăng ký chứng khoán do giảm vốn điều lệ.
    Becamex IJC sẽ mua lại cổ phiếu của cổ đông hiện hữu với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ mua vào 2:1 (mỗi cổ đông nắm giữ 2 cổ phiếu IJC sẽ được Công ty hoàn trả phần vốn góp của 1 CP với giá 10.000 đồng).
    Hiện trên thị trường, cổ phiếu IJC đang giao dịch dưới mức giá 8.500 đồng/cổ phiếu.
    Nguồn vốn thực hiện lấy từ chuyển nhượng các tài sản của công ty. Ngoài ra, IJC sẽ dùng nguồn vốn từ thặng dư vốn cổ phần và quỹ đầu tư phát triển mua lại hơn 2 triệu cổ phiếu quỹ để hủy nhằm đảm bảo vốn điều lệ sau khi giảm còn lại 1.350 tỷ đồng.

    Vì sao các “đại gia” dầu khí lại đồng loạt điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận ở “phút cuối”?


    Trước đó, vào kỳ họp thường niên, HĐQT các doanh nghiệp đã xin Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho HĐQT xem xét, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận năm 2016 khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thay đổi giá dầu để tính toán kế hoạch năm 2016 hoặc theo giá dầu thực tế.
    Vì sao các “đại gia” dầu khí đồng loạt điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận ở “phút cuối”?

    Giá dầu trong năm 2016 trung bình khoảng 43 USD/thùng, nhưng kế hoạch kinh doanh trước đó được giao xây dựng trên cơ sở giá dầu 60 USD/thùng.

    Ngày 30/12, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu Khí - CTCP (mã DPM) đã có văn bản gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016.
    Theo đó, chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm 2016 của doanh nghiệp được điều chỉnh giảm từ 9.105 tỷ đồng xuống còn 6.933 tỷ đồng, tương đương mức giảm 23,9% so với kế hoạch ban đầu. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế cũng được điều chỉnh giảm lần lượt 5,1% và 7,7%, xuống còn 1.392 tỷ đồng và 1.140 tỷ đồng.
    Tiếp sau Đạm Phú Mỹ, những ngày đầu năm 2017, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã DCM) và Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (mã GAS ) cũng điều chỉnh giảm các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của năm 2016.
    Cụ thể, GAS điều chỉnh giảm 24% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và 26% lợi nhuận sau thuế so với trước đó đối với chỉ tiêu tài chính hợp nhất. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất mới là 6.500 tỷ đồng. Tương tự ở chỉ tiêu tài chính công ty mẹ GAS tiếp tục điều chỉnh giảm các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và nộp ngân sách nhà nước. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2016 sau điều chỉnh là 6.400 tỷ đồng, giảm gần 25%.
    Còn nhớ, lãnh đạo của PV GAS hồi đầu năm cho biết, doanh nghiệp này đã tính đến phương án giá dầu rơi xuống mức 40 USD/thùng, khi đó lợi nhuận trước thuế của GAS ước đạt hơn 6.000 tỷ đồng.
    Trong khi đó, DCM cũng điều chỉnh giảm các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và năng suất lao động bình quân theo doanh thu cho cả chỉ tiêu hợp nhất và công ty mẹ. Chỉ tiêu quan trọng lợi nhuận trước thuế hợp nhất bị điều chỉnh từ mức 684 tỷ đồng xuống 654 tỷ đồng, giảm 4,4%; kế hoạch lợi nhuận trước thuế công ty mẹ giảm từ mức 683 tỷ đồng xuống 653 tỷ đồng, giảm 4,4%.
    Vì sao các doanh nghiệp lớn trong họ dầu khí lại chỉnh chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận ở phút cuối cùng?
    Kế hoạch lợi nhuận năm 2016 đã được Đại hội đồng cổ đông các công ty thông qua hồi đầu năm xây dựng trên cơ sở giá dầu thô 60 USD/thùng, tỷ giá 22.500 đồng/USD. Giá dầu 60 USD/thùng là giá dầu mà Quốc hội quyết định để các cơ quan xây dựng kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, giá dầu trong năm 2016 thời điểm lên cao nhất vẫn chưa thể chạm được mức 60USD/thùng; trung bình ở mức 43USD/thùng.
    Trước đó, vào kỳ họp thường niên, HĐQT các doanh nghiệp đã xin Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho HĐQT xem xét, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận năm 2016 khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thay đổi giá dầu để tính toán kế hoạch năm 2016 hoặc theo giá dầu thực tế.
    Giá dầu không bao giờ chạm được mức 60 USD/thùng là điều dễ nhìn thấy được trong năm 2016. Tuy nhiên, phải đến những ngày cận kề kết thúc năm 2016 và đầu 2017, các doanh nghiệp mới điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh; phải chăng thời điểm này cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới quyết thay đổi giá dầu để tính toán kế hoạch năm 2016?!

    Có 3 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán tạo lập nên những dự án BĐS đình đám nhất Việt Nam

    Chiến lược phát triển dự án gần đây của Novaland tiếp cận sang phân khúc nhà thấp tầng đô thị như Gold Park (Q.9), Harbor City (Q.8) 50ha, Palm Marina (Q9) gần 300ha, Lakeview City (30ha) và đặc biệt là gần đây lấn sân sang BĐS nghỉ dưỡng bằng việc thâu tóm dự án Sunrise Bay (Đà Nẵng) 180ha và 3 dự án khác cũng tại Đà Nẵng…chứ không còn riêng phân khúc căn hộ cao cấp. Các dự án này đều nằm trong giai đoạn phát triển 2016-2018 của Novaland.
    3 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán tạo lập nên những dự án BĐS đình đám nhất Việt Nam

    Chiếm tới 8/20 người giàu nhất sàn chứng khoán, những đại gia kinh doanh bất động cho thấy họ sở hữu tài sản lớn hơn bất kỳ đại gia nào kinh doanh các lĩnh vực khác.

    Hiện tượng "sao đổi ngôi"
    Năm 2016, Thị trường Chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều điều thú vị. Một trong số đó là việc ông Phạm Nhật Vượng, người giữ vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán suốt 7 năm đã được thay bởi đại gia trẻ tuổi Trịnh Văn Quyết (41 tuổi).
    Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, ông Phạm Nhật Vượng, theo danh sách của Tạp chí Forbes ở thời điểm này vẫn là người giàu nhất Việt Nam với tài sản là 2,2 tỷ USD. Forbes tính tài sản các tỷ phú không chỉ gồm những tài sản trên sàn mà cả những tài sản khác, chưa niêm yết.
    Một điểm thú vị khác trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán đó là một gương mặt chỉ xuất hiện đúng vào những ngày cuối cùng. Ông Bùi Thanh Nhơn, giữ vị trí thứ 4 trong TOP người giàu nhất sàn 2016 chỉ sau 3 phiên giao dịch kể từ khi Novaland (mã NVL) của ông lên niêm yết.
    Ông Nhơn sở hữu gần 126,2 triệu cổ phiếu NVL, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm, tổng tài sản chứng khoán của ông Nhơn đạt 7.584 tỷ đồng.
    Dự án FLC trải dài từ Bắc vào miền Trung
    Trở lại với trường hợp "hiện tượng" của sàn chứng khoán năm vừa qua, tháng 9/2016, cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros lên sàn và đã ngay lập tức gây xáo trộn trên bảng xếp hạng người giàu. ROS được biết đến như doanh nghiệp có tốc độ tăng vốn nhanh. Chỉ trong khoảng 2 năm, vốn điều lệ của ROS đã tăng nhanh lên tới 4.300 tỷ đồng.
    Hiện nay, tập đoàn FLC đã sở hữu rất nhiều các dự án bất động sản cao cấp đang làm mưa làm gió trên các sàn giao dịch trên khắp cả nước.
    Tập đoàn FLC và Faros được biết đến với nhiều công trình bất động sản lớn và tốc độ thi công nhanh như dự án FLC Samson Beach & Golf Resort (Thanh Hóa) quy mô đầu tư 5.500 tỷ đồng, FLC Quynhon Beach & Golf Resort (Bình Định) quy mô 7.500 tỷ đồng, FLC Vĩnh Phúc Resort (giai đoạn 1), FLC Hạ Long (Quảng Ninh), FLC Vĩnh Thịnh Resort, FLC Quảng Bình và FLC Đồ Sơn cũng đang được gấp rút triển khai. Đến nay tổng diện tích các dự án nghỉ dưỡng của FLC đạt xấp xỉ 5.000 ha, với tổng mức đầu tư xấp xỉ 4 tỷ USD.
    Mới đây nhất, ngày 27/12/2016, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, FLC đã ký kết cam kết đầu tư thêm 1,1 tỷ USD để triển khai giai đoạn 2 của dự án FLC Vĩnh Thịnh, là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại tỉnh này.
    Song song đó, tập đoàn của đại gia trẻ tuổi này còn sở hữu một số dự án cao cấp khác như FLC 36 Phạm Hùng (Hà Nội), FLC Star Tower Hà Đông, FLC Garden City, FLC Twin Towers (Hà Nội), Khu công nghiệp FLC Hoàng Long (Thanh Hoá), FLC Quy Nhơn, Khu công nghiệp Tam Dương II, FLC Landmark Tower, Dự án BT Khu đô thị hành chính mới tỉnh Khánh Hòa...
    Cú nổ nhà giá rẻ của người giàu nhất Việt Nam
    Là nhà phát triển bất động sản có hoạt động toàn diện trên thị trường từ nhà ở cao cấp tới bất động sản thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng, Tập đoàn Vingroup đang giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường bất động sản nhà ở phân khúc cao cấp với số lượng căn hộ khổng lồ khó có doanh nghiệp nào sánh kịp.
    Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, Phạm Nhật Vượng sở hữu 30.407 tỷ đồng. Năm 2016 là một năm tăng trưởng mạnh mẽ của Vingroup với hàng loạt siêu dự án mới, hàng loạt kế hoạch M&A, với sự hiện diện của Vinmart ở nhiều nơi và quyết định bất ngờ khi chuyển Vinschool thành hệ thống giáo dục phi lợi nhuận. Thời gian gần đây, ông Phạm Nhật Vượng bất ngờ tạo ra cú nổ trong thị trường bất động sản Việt Nam với kế hoạch xây dựng nhà giá rẻ.
    Đây là đỉnh cao của thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Vingroup nói riêng. Với con số giao dịch kỷ lục trong năm 2016, Vingroup mang về 70.000 tỷ đồng giá trị bán hàng, gấp 4 lần con số của năm 2014.
    Cụ thể, đóng góp lớn nhất là Vinhomes Central Park với 30.000 tỷ đồng, biệt thự biển với 20.000 tỷ đồng và Vinhomes Times City với 15.000 tỷ đồng. Số còn lại đến từ Vinhomes Royal City và Vinhomes Nguyen Chi Thanh. Trong năm 2016, tập đoàn này còn mở bán dự án Vinhomes Metropolis, Vinhomes Golden River và Vinhomes Thăng Long.
    Các dự án của Vingroup được chia làm 3 phần và trải dài từ Bắc chí Nam: Nhà ở & Nhà phố thương mại có các hương hiệu Vinhomes, VinCity (27 dự án) và Vincom Shophouse (28 dự án); Trung tâm thương mại có thương hiệu Vincom Shopping Center (57 dự án); Biệt thự nghỉ dưỡng mang tên Vinpearl Villas (27 dự án trải dài cả nước) và Khách sạn - Vinpearl City Hotel (23 dự án có mặt khắp các tỉnh thành). Khả năng đến năm 2020 Vincom sẽ có khoảng từ 200 đến 300 trung tâm thương mại mang 4 thương hiệu Vincom Mega Mall,Vincom Center,Vincom Plaza,Vincom Plus...
    Gia nhập CLB tỷ đô vào những ngày cuối năm
    Ngày 28/12/2016, CTCP tập đoàn đầu tư địa ốc No va (Novaland) đã niêm yết trên HOSE và trở thành doanh nghiệp BĐS lớn thứ 2 trên TTCK. Việc này cũng đưa ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT của Novaland trở thành một trong những người giàu nhất sàn chứng khoán.
    Tập đoàn Novaland của ông Bùi Thành Nhơn nổi bật trong hai năm trở lại đây với hoạt động “thâu tóm” các quỹ đất vàng khan hiếm khu vực nội đô và các khu đô thị trung tâm vùng đang phát triển như quận 7 và quận 2, TP.HCM. Hiện Novaland đang sở hữu 40 dự án bất động sản, trong đó có 30 dự án đang triển khai và 10 dự án đang hoàn thiện pháp lý và các điều kiện khác.
    Chiến lược phát triển dự án gần đây của Novaland tiếp cận sang phân khúc nhà thấp tầng đô thị như Gold Park (Q.9), Harbor City (Q.8) 50ha, Palm Marina (Q9) gần 300ha, Lakeview City (30ha) và đặc biệt là gần đây lấn sân sang BĐS nghỉ dưỡng bằng việc thâu tóm dự án Sunrise Bay (Đà Nẵng) 180ha và 3 dự án khác cũng tại Đà Nẵng…chứ không còn riêng phân khúc căn hộ cao cấp. Các dự án này đều nằm trong giai đoạn phát triển 2016-2018 của Novaland.
    Những dự án đáng chú ý của Novaland còn có dự án Lexington Residence với quy mô 21.356 m2; The Sun Avenue, mặt tiền Đại lộ Mai Chí Thọ (Quận 2); Galaxy 9 (Quận 4); Icon 56 (Quận 4); RiverGate Residence (Quận 4); Lucky Palace (Quận 6); Orchard Garden và GardenGate tại Quận Phú Nhuận, gần sân bay Tân Sơn Nhất... Đặc biệt, tập đoàn này đang sở hữu những khu đất "vàng" tại trung tâm thành phố, điển hình như dự án Me Linh Tower ngay bến Bạch Đằng, dự án phức hợp cao cấp số 6 Thi Sách, quận 1.

    Con số này cho thấy bước nhảy vọt của thị trường chứng khoán Việt Nam

    Ngành dầu khí chỉ có một cái tên duy nhất là PV Gas (GAS) - đứng ở vị trí thứ 4 với vốn hóa 5,1 tỷ đô. Còn Hòa Phát (HPG) là đại diện duy nhất ngành thép tham gia “câu lạc bộ” tỷ đô. Hòa Phát đã có một năm bứt phá khi lợi nhuận dự báo vượt 5.000 tỷ đồng. Cùng với kết quả kinh doanh, cổ phiếu HPG đã tăng gấp đôi thị giá trong năm qua.
    Con số này cho thấy một bước nhảy vọt của thị trường chứng khoán Việt Nam

    Từ chỗ chỉ có 3 doanh nghiệp đạt mức vốn hóa tỷ đô, đến nay, thị trường đã có tới gần 20 doanh nghiệp gia nhập câu lạc bộ này.

    Nếu như 10 năm trước đây, vào năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 3 doanh nghiệp xếp hạng "tỷ đô" theo tiêu chí về vốn hóa thì đến năm 2016, số lượng này đã tăng lên đến gần 20 doanh nghiệp.
    Con số này cho thấy một bước nhảy vọt của thị trường chứng khoán Việt Nam (1)
    Khi "khủng long" lên sàn
    Năm 2006, thị trường câu lạc bộ tỷ đô chỉ có 3 thành viên bao gồm: CTCP FPT (FPT), CTCP Sữa Việt Nam (VNM) và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Đến cuối năm 2016, riêng sàn HoSE góp mặt 14 đại diện cho câu lạc bộ này với tổng quy mô hơn 1 triệu đô, tương ứng khoảng 70% vốn hóa của sàn HOSE.
    CTCP Sữa Việt Nam (VNM) vẫn giữ vững vị trí vốn hóa thị trường cao nhất với hơn 8 tỷ USD, bỏ xa vị trí kế tiếp là Ngân hàng Ngoại thương (VCB) với 5,62 tỷ USD. Cả 2 ông lớn này đều tăng so với mức vốn hóa thị trường cuối năm 2015. Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (SAB) ở vị trí thứ 3 với mức vốn hóa thị trường 5,58 tỷ USD.
    Con số này cho thấy một bước nhảy vọt của thị trường chứng khoán Việt Nam (2)
    Một dàn doanh nghiệp "khủng long" như Novaland (NVL), Sabeco (SAB), Habeco (BHN), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là những đại diện mới lên sàn trong năm qua. Nhiều phiên trần liên tiếp ngay khi chào sàn với khối lượng dư mua lớn đã khiến cho những mã cổ phiếu này được săn lùng và tạo nên cơn sốt thời gian vừa qua. BHN đã có chuỗi 8 phiên liên tiếp tăng trần sau khi lên sàn UPCoM và thị giá tăng vọt từ 39.000 đồng lên gần 145.000 đồng. Tương tự BHN, cổ phiếu ACV cũng tăng một mạch từ 25.000 đồng lên 44.000 đồng chỉ sau 3 phiên giao dịch. Với mức lợi nhuận đáng mơ ước, nhiều cổ phiếu mới lên sàn đã thực sự tạo nên cơn sốt trong thời gian vừa qua.
    Ngoài ra, một cổ phiếu khác là ROS của CTCP FLC Faros cũng đã tăng đáng kinh ngạc chỉ sau 4 tháng niêm yết.
    Những "đại gia" đầu ngành
    Trong danh sách nói trên, chiếm 4 vị trí và thậm chí đứng đầu, là những cái tên thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng: Vinamilk, Sabeco, Masan Consumer và Habeco. So kè được với các ông lớn ngành hàng tiêu dùng chỉ có ngân hàng và bất động sản. Theo đó, Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), BIDV (BID), MB Bank (MBB) là những ông lớn ngân hàng có quy mô vốn hóa tỷ đô.
    Ngành dầu khí chỉ có một cái tên duy nhất là PV Gas (GAS) - đứng ở vị trí thứ 4 với vốn hóa 5,1 tỷ đô. Còn Hòa Phát (HPG) là đại diện duy nhất ngành thép tham gia “câu lạc bộ” tỷ đô. Hòa Phát đã có một năm bứt phá khi lợi nhuận dự báo vượt 5.000 tỷ đồng. Cùng với kết quả kinh doanh, cổ phiếu HPG đã tăng gấp đôi thị giá trong năm qua.
    6 tháng trước, CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) mới chỉ ngấp nghé gia nhập “câu lạc bộ tỷ đô” nhưng đà tăng giá bền bỉ đã giúp cho MWG trở thành ứng viên chính thức bước vào top. MWG hiện đang được xem như doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số. Tham vọng của ông lớn này trong năm tới đạt doanh thu 63.000 tỷ đồng.

    SASCO dự kiến lãi gần 90 tỷ từ thoái vốn tại dự án Botanica Premier

    Nova Sasco hiện là công ty con của Novaland (NVL) với tỷ lệ nắm giữ 74%. Công ty này được biết đến là chủ đầu tư dự án Botanica Premier (quận Tân Bình).

    Sasco hiện nắm 26% vốn tại Công ty Nova Sasco - chủ đầu tư dự án Botanica Premier tại Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

    SASCO dự kiến lãi gần 90 tỷ từ thoái vốn tại dự án Botanica Premier của NovalandCTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco – mã chứng khoán SAS) vừa quyết định thông qua phương án thoái vốn toàn bộ tại công ty liên kết NOVA SASCO.
    Theo kế hoạch thoái vốn, ước tính SASCO ghi nhận lãi từ thương vụ này khoảng 90 tỷ. Sasco đầu tư 111,8 tỷ đồng nắm giữ 26% vốn của Nova Sasco và dự kiến thoái vốn với số tiền 201,125 tỷ đồng.
    Nova Sasco hiện là công ty con của Novaland (NVL) với tỷ lệ nắm giữ 74%. Công ty này được biết đến là chủ đầu tư dự án Botanica Premier (quận Tân Bình).
    Dự án này có diện tích đất 16.848 m, bao gồm khu phức hợp thương mại, Officetel, căn hộ quy mô 20 tầng với 1.109 căn hộ. Dự án dự kiến bàn giao trong quý 4/2018.

    Từ công ty tí hon Novaland “lớn nhanh như thổi” thành ông lớn BĐS tỷ đô chỉ trong vài năm

    Việc chủ động mua lại các dự án giúp Novaland có thể nhắm được vị trí và quy mô phù hợp. Nói như ông Trần Khánh Quang, một chuyên gia BĐS, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa thì “Novaland hay hơn các công ty khác là vị trí dự án của họ không tập trung. Họ chọn vị trí cho các dự án tốt với quy mô nhỏ”.
    Bằng cách làm này, từ công ty tí hon Novaland “lớn nhanh như thổi” thành ông lớn BĐS tỷ đô chỉ trong vài năm


    Giá trị vốn hóa của Novaland trên sàn chứng khoán khoảng 1,6 tỷ USD, trở thành công ty BĐS lớn thứ 2 thị trường, chỉ sau tập đoàn Vingroup.

    Dù có 24 năm hình thành và phát triển, nhưng thực chất Novaland bước chân vào BĐS chỉ từ lúc tái cấu cấu trúc vào năm 2007 từ Công ty TNHH TM Thành Nhơn, tách thành 2 công ty là Novaland (bất động sản) và Anovacorp (thức ăn gia súc). Khi đó vốn thành lập Novaland chỉ hơn 95 tỷ đồng.
    Tuy nhiên, chỉ vài năm gần đây Novaland đã vươn lên thành một tập đoàn phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam, với giá trị vốn hóa trên sàn chứng khoán khoảng 1,6 tỷ đôla, nhờ mô hình kinh doanh “khác người”, nhạy bén.
    Bằng cách làm này, từ công ty tí hon Novaland “lớn nhanh như thổi” thành ông lớn BĐS tỷ đô chỉ trong vài năm (1)
    “Độc chiêu” bán hàng
    Thông thường các nhà phát triển BĐS đều thuê các công ty phân phối hoặc các đại lý để bán sản phẩm ra thị trường với mức hoa hồng dao động từ 2-3% giá trị sản phẩm, còn Novaland lại sử dụng mô hình bán hàng mà ít chủ đầu tư làm, đó là tự đào tạo đội ngũ sale và tư vấn cho riêng mình.
    Chẳng hạn Vingroup thì thuê rất nhiều đại lý cấp 1, cấp 2…để cung ứng sản phẩm của tập đoàn này ra thị trường, FLC và nhiều chủ đầu tư BĐS khác thuê các sàn môi giới như Đất Xanh, Siêu thị dự án, Danh Khôi, Hưng Thịnh,…
    Nhưng, Novaland lại tự lập sàn BĐS và sử dụng chính nhân viên của tập đoàn này để bán sản phẩm của mình. Cách làm này không mấy DN BĐS sử dụng bởi chi phí tiền lương khá lớn. Đổi lại chủ đầu tư có thể tạo dựng được uy tín, lấy được niềm tin của khách hàng nhờ cách tư vấn chuyên sâu và chuyên nghiệp mà chính họ đào tạo cho nhân viên.
    Cách làm này trong vài năm gần đây của Novaland đã phát huy tác dụng. Mỗi năm tập đoàn này tiêu thụ tới 6.000 – 7000 căn hộ, chiếm lĩnh thị phần địa ốc Sài Gòn, cứ 10 người mua nhà thì có tới 3 người mua sản phẩm của Novaland.
    Bằng cách làm này, từ công ty tí hon Novaland “lớn nhanh như thổi” thành ông lớn BĐS tỷ đô chỉ trong vài năm (2)
    Doanh số bán căn hộ của Novaland tăng rất nhanh trong một vài năm qua. Năm 2014, công ty này đạt 6.673 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là từ bán căn hộ.
    Trong năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2016, Novaland liên tiếp mở bán hàng loạt dự án mới, nâng tổng số lượng nâng tổng số dự án đang phát triển lên con số 34. Doanh số năm 2016 đã cán mốc 8000 căn, tăng 15% so với năm ngoái.
    Cho đến nay, đội ngũ nhân sự của Novaland lên tới 2.300 người, trong đó riêng chuyên viên tư vấn bán hàng lên tới 614 người.
    Đại diện Novaland, cho biết cách làm này sẽ phát huy tối đa năng lực của nhân viên nhờ chính sách hoa hồng hấp dẫn. Mức hoa hồng dao động từ 0,6% - 1% cho đội ngũ tư vấn, từ 1% - 2,5% cho các môi giới và từ 0,3% - 1,5% cho các đối tác, bao gồm cả CBCNV của Tập đoàn Novaland.
    Vì thế, hiện nay Novaland đang là công ty sở hữu nhiều sàn giao dịch BĐS nhất Việt Nam với 11 sàn ở khắp Tp.HCM và 3 chi nhánh, có thể tư vấn bán hàng ở nhiều khu vực khác nhau. Đến nay Novaland đã có hơn 120 ngàn lượt khách đến tìm hiểu và giao dịch, trong đó hơn 50% giao dịch thành công là từ mối liên kết của khách hàng hiện hữu.
    Nhờ đội ngũ nhân viên hùng hậu, am hiểu sâu về dự án nên việc tư vấn tiếp thị sẽ có lợi thế hơn rất nhiều các môi giới tự do. Hơn nữa, họ có thể triển khai cách bán BĐS hình thành trong tương lai (presale) một cách hiệu quả.
    Tức là Novaland huy động vốn ứng trước của khách hàng nhờ vào thương hiệu và uy tín của mình khi dự án bắt đầu hình thành. Điều này giúp cho Novaland tận dụng tốt nguồn vốn nhàn rồi trong dân. Báo cáo tài chính hợp nhất, cho thấy chỉ trong 9 tháng 2016, khoản tiền ứng trước của người mua nhà lên tới 5.569 tỷ.
    Điều này giúp cho công ty này có dòng tiền tốt, giảm áp lực vốn khi hàng chục dự án cùng triển khai một lúc.
    Trở thành công ty tỷ đô nhờ gom “xác chết”
    Có trong tay đến nay lên tới 40 dự án BĐS lớn nhỏ chỉ trong thời gian ngắn là bởi 3 năm qua Novaland liên tục mua lại các dự án “chết lâm sàng”. Với triết lý “ai nắm trong tay quỹ đất sạch lớn người đó sẽ có lợi thế”, Novaland thực hiện chiến lược phát triển quỹ đất thông qua “săn” các dự án có vị trí đắc địa, đã hoàn thành về mặt pháp lý, có thể triển khai xây dựng nhằm rút ngắn thời gian và giảm chi phí vốn.
    Năm 2014 Novaland mua lại và phát triển 7 dự án, đến 2015 con số này là 12. Trong 2 năm qua, tập đoàn này đã bỏ ra 11.000 tỷ đồng để thực hiện các thương vụ M&A. Trong đó, nhiều thương vụ nổi bật có giá trị nghìn tỷ như Water Bay và Lakeview City (5000 tỷ), Saigon Mê Linh Tower (1600 tỷ), The Tresor (976 tỷ) và RiverGate (936 tỷ)…Có thể nói, Novaland là đơn vị thâu tóm nhiều dự án nhất trong 2 năm qua.
    
Quỹ đất, dự án của Novaland ngày càng phình to thông qua chiến lược M&A. Vị trí các dự án nằm chủ yếu ở các khu trung tâm Sài Gòn.
    Quỹ đất, dự án của Novaland ngày càng phình to thông qua chiến lược M&A. Vị trí các dự án nằm chủ yếu ở các khu trung tâm Sài Gòn.
    Cách Novaland thâu tóm dự án cũng khác nhiều “ông lớn” địa ốc khác. Họ thường mua đứt hoặc hợp tác đầu tư với các DN đã có sẵn dự án đang “đắp chiếu”, trong khi nhiều DN khác thông qua con đường IPO, đấu giá để gom đất vàng chẳng hạn như BGR hay Tân Hoàng Minh.
    Việc chủ động mua lại các dự án giúp Novaland có thể nhắm được vị trí và quy mô phù hợp. Nói như ông Trần Khánh Quang, một chuyên gia BĐS, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa thì “Novaland hay hơn các công ty khác là vị trí dự án của họ không tập trung. Họ chọn vị trí cho các dự án tốt với quy mô nhỏ”.
    Mỗi dự án của Novaland thường dao động 300 đến 1000 căn, và đều nằm ở khu trung tâm Sài Gòn. Cộng với việc mua lại dự án đã có sẵn đất sạch, thủ tục pháp lý. Vì thế, dự án được xây dựng và bàn giao trong thời gian ngắn, do đó các chi phí phát sinh được giảm thiểu, quay vòng vốn nhanh, giảm thiểu áp lực vốn cho hàng loạt dự án họ đang phát triển.
    Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, Tập đoàn Novaland đã tận dụng cơ hội, thực hiện M&A hàng loạt các dự án để tích lũy được hơn 9,8 triệu m2 diện tích sàn xây dựng, đủ để phát triển ổn định trong vòng 5 năm tới.

    Tập đoàn Novaland soán ngôi giàu thứ 4 thị trường chứng khoán

    Ông Bùi Thành Nhơn, chủ tịch Novaland, lại là một người khá kín tiếng trước truyền thông dù sở hữu khối tài sản nhiều người mơ ước. ông Nhơn là Cử nhân ngành chăn nuôi thú y. Sau đó, ông tốt nghiệp khóa quản trị kinh doanh cao cấp HSB Tuck School of Business at Dartmouth, Hanover. Đúng như chuyên ngành theo học là chăn nuôi thú y, từ năm 1981 đến 1992, ông Nhơn công tác tại Phòng Nông nghiệp Ủy ban Nhân dân Huyện Nhà Bè và Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TPHCM.


    Nhờ cổ phiếu Novaland tăng hết biên độ 20% trong phiên giao dịch đầu tiên lên 60.000 đồng/cp – tương đương với mức giá giao dịch trên OTC trước khi chốt danh sách – nên lượng cổ phiếu do gia đình ông Nhơn nắm giữ sẽ lên đến 23.152 tỷ đồng, tức hơn 1 tỷ USD. Riêng cá nhân ông Nhơn đạt hơn 7.570 tỷ đồng, giàu thứ 4 thị trường chứng khoán.
    Ông chủ tập đoàn Novaland soán ngôi giàu thứ 4 thị trường chứng khoán

    Hôm nay, 28/12, cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 50.000 đồng/cp.
    Đúng như dự đoán của nhiều người và đúng như “xu hướng” cổ phiếu mới lên sàn tăng trần thời gian gần đây, cổ phiếu NVL sáng nay tăng kịch biên độ +20% lên 60.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng khác nhiều cổ phiếu khác là bị “om” thanh khoản mấy phiên thì cổ phiếu NVL ngay 40 phút giao dịch đầu tiên đã đạt khớp lệnh gần 460 nghìn cổ phiếu-là một trong những cổ phiếu thanh khoản khá tốt phiên hôm nay.
    Với gần 590 triệu cổ phiếu phổ thông được niêm yết, tính theo giá hiện tại là 60.000 đồng/cp, vốn hóa của Novaland sẽ lên đến gần 35.400 tỷ đồng – tương ứng xấp xỉ 1,6 tỷ USD.
    Tại thời điểm lên sàn, chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn cùng con trai, ông Bùi Cao Nhật Quân trực tiếp nắm giữ 26,4% cổ phần của Novaland. Bên cạnh đó, ông Nhơn còn gián tiếp nắm giữ 38,9% cổ phần thông qua 2 công ty Novagroup và Diamond Properties. Cả 2 công ty này do ông Nhơn cùng vợ và 2 con sở hữu 100% vốn.
    Tổng cộng ông Nhơn và gia đình đang nắm giữ gần 65,4% cổ phần của Novaland Group, tương ứng lượng cổ phiếu trị giá 23.152 tỷ đồng tính theo mức giá cổ phiếu NVL đạt 60.000 đồng/cổ phần.
    Nhờ cổ phiếu Novaland tăng hết biên độ 20% trong phiên giao dịch đầu tiên lên 60.000 đồng/cp – tương đương với mức giá giao dịch trên OTC trước khi chốt danh sách – nên lượng cổ phiếu do gia đình ông Nhơn nắm giữ sẽ lên đến 23.152 tỷ đồng, tức hơn 1 tỷ USD. Chỉ tính riêng lượng cổ phiếu do cá nhân nắm giữ là 126,2 triệu cổ phiếu NVL thì ông Bùi Thành Nhơn cũng trở thành người giàu thứ 4 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sau ông Trịnh Văn Quyết, ông Phạm Nhật Vượng và ông Trần Đình Long.
    Ông Bùi Thành Nhơn, chủ tịch Novaland, lại là một người khá kín tiếng trước truyền thông dù sở hữu khối tài sản nhiều người mơ ước. ông Nhơn là Cử nhân ngành chăn nuôi thú y. Sau đó, ông tốt nghiệp khóa quản trị kinh doanh cao cấp HSB Tuck School of Business at Dartmouth, Hanover. Đúng như chuyên ngành theo học là chăn nuôi thú y, từ năm 1981 đến 1992, ông Nhơn công tác tại Phòng Nông nghiệp Ủy ban Nhân dân Huyện Nhà Bè và Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TPHCM.
    Ở độ tuổi 34, ông Nhơn khởi sự kinh doanh bằng việc thành lập Công ty TNHH Thương Mại Thành Nhơn với số vốn điều lệ 400 triệu đồng để kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất. Đây chính là công ty tiền thân của Novaland sau này.
    Những năm 2006-2007, khi thị trường địa ốc “sốt nóng”, ông Nhơn cũng như nhiều doanh nhân khác đã tìm đến bất động sản. Năm 2007, tập đoàn Nova được thành lập bao gồm 2 mảng chính kinh doanh thuốc thú y và thực phẩm dinh dưỡng và đầu tư kinh doanh bất động sản. Đến nay, tập đoàn Nova được biết đến chủ yếu nhờ mảng bất động sản khi Novaland đã có trong tay hàng chục dự án nằm tại các vị trí đắc địa trên địa bàn TPHCM thông qua mua bán sáp nhập.

    Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

    Chào đón năm mới, giá vàng đồng loạt bật tăng mạnh

    Mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra cao nhất là của Công ty VBĐQ Sài Gòn. Doanh nghiệp này đang niêm yết ở mức 36,05 – 36,55 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra, tăng 450 nghìn đồng/lượng so với phiên cuối cùng năm 2016.



    Chào năm mới, giá vàng đồng loạt bật tăng mạnh
    Hình minh họa

    Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2017, giá vàng SJC đồng loạt tăng mạnh.

    Công ty vàng bạc đá quý Phú Quý lúc 8h55 sáng nay niêm yết vàng miếng SJC ở mức 36,28 triệu đồng/lượng mua vào và 36,45 triệu đồng/lượng bán ra, tương đương với tăng 130 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 170 nghìn đồng/lượng bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối năm 2017.
    Tập đoàn DOJI niêm yết chiều mua vào - bán ra là 36,25 - 36,45 triệu đồng/lượng, tăng 150 nghìn đồng/lượng.
    Mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra cao nhất là của Công ty VBĐQ Sài Gòn. Doanh nghiệp này đang niêm yết ở mức 36,05 – 36,55 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra, tăng 450 nghìn đồng/lượng so với phiên cuối cùng năm 2016.
    Trên thế giới, giá vàng trong sáng nay giao dịch quanh ngưỡng 1.155,5 USD/ounce, tăng 5 USD.
    Hiện tại, quy đổi theo tỷ giá USD, giá vàng thế giới thấp hơn giá vàng bán trong nước khoảng 5,3 triệu đồng/lượng.
    Chào năm mới, giá vàng đồng loạt bật tăng mạnh - Ảnh 1.
    Biến động giá vàng trên sàn Kitco sáng nay